Cô gái bên cây cầu Một nữ sinh trẻ xinh đẹp,
nặng lòng yêu đương bị
người yêu ruồng bỏ sau
khi “ăn trái cấm”. Cô tìm
ra cây cầu gieo mình
xuống dòng nước với cái
thai trong bụng.
Người đời đồn rằng cô
gái ấy đã để lại lời
nguyền độc ác đầy ứng
nghiệm cho cây cầu… Bây
giờ, nơi cây cầu cô sinh
viên đó nhảy xuống đã có
tên cầu hẳn hoi, mà cái
tên cũng rất thảm thương
như dấu ấn bi thương để
“tưởng niệm” các cô gái
chết trẻ vì tình - cầu Đa
Cô. Người ta kể rằng, vì
cây cầu là nơi nhiều cô
con gái ở tuổi “ô mai” tìm
đến nhảy sông tự vẫn vì
tình nên dân gian đặt tên
cho cầu là Đa Cô.
Về mặt thông số vật lý,
cầu Đa Cô có chiều rộng
9m, dài 33m, nằm trên QL
1A chạy qua quận Liên
Chiểu, TP Đà Nẵng, là
cung đường rất rộng, đẹp,
thoáng đạt và tiện lợi để
tham gia giao thông.
Nhưng cây cầu lại thường
xuyên có người nhảy cầu
tự tử và là điểm đen tai
nạn giao thông!
Theo thống kê của chính
quyền địa phương, có gần
20 cô gái chết ở đây bằng
cách nhảy cầu. Nhưng
trong thời gian 5 năm trở
lại đây, đã có 7 người tự
tử rơi vào trường hợp các
cô gái tuổi còn rất trẻ,
gặp rắc rối trong chuyện
tình cảm, đã chọn nơi đây
để gieo mình.
Những cô gái sống sót kể
lại rằng, phần vì họ bị ám
ảnh rất nhiều khi nghe
người ta kể và cảnh báo
về oan hồn chết vì tình
trên cây cầu trên. Chính
họ bảo, nhiều khi đau đầu
quá, cũng là lúc bắt gặp
oan hồn đó về mời gọi,
thậm chí “cưỡng bức” đến
cầu để giải thoát những
đau khổ về tình yêu (!?).
“Nó” còn bắt mọi người
phải “sống tốt” với ma
quỷ nếu không muốn bị
hành hạ, đày đọa. Chính vì
thế mà những am miếu
thờ hai bên cầu lúc nào
cũng nghi ngút khói
hương. Người ta còn đồn
rằng cô sinh viên kể trên
rất hay hiện về dưới
muôn hình vạn trạng.
Người đang đi xe mà thấy
cô thì không đủ khả năng
làm chủ tốc độ. Lời đồn
thổi khiến ai đi qua cầu
cũng cố phóng xe thật
nhanh, khiến tai nạn
thường xuyên xảy ra, mà
số nạn nhân nữ chiếm tới
hơn 80%.
Đi tìm tung tích cô gái đã
để lại lời nguyền
Chúng tôi đi tìm những
người biết cô gái đã chết
vì tình oan và để lại lời
nguyền độc đó. Người
thứ nhất là cô Đặng Lan,
giáo viên bộ môn văn đã
có quan hệ thân thiết với
cô gái. Ngày đó cô đã
hướng dẫn cô bé làm đề
tài nghiên cứu về văn học
dân gian nên hiểu tâm tư
tình cảm và tính khí của
cô gái. Người thứ hai là
thầy giáo Nguyễn Khắc
Sinh, Giảng viên dạy văn
trường ĐHSP Đà Nẵng,
nơi cô gái đã học 2 năm.
Chuyện kể rằng 21 năm
về trước, lúc đó, trường
ĐHSP Đà Nẵng mới là Cao
đẳng Sư phạm, thành phố
cũng còn xơ xác và tiêu
điều lắm. Trường CĐSP
hoang vu nhưng đã thu
hút rất nhiều cử nhân về
tu nghiệp. Trong khóa 9
của trường, khoa sư
phạm văn nhiều nổi trội
hơn cả, là khoa đắt giá
nhất của trường, cũng là
khoa tập trung nhiều nữ
sinh tươi tắn, xinh đẹp.
Trong lớp K9 ấy có Hoàng
T.N, quê ở Hòa Vang, nổi
tiếng xinh đẹp nên được
nhiều chàng trai để ý. N
học rất giỏi, chăm chỉ, bạn
bè và thầy cô trong
trường ai cũng quý mến.
Năm thứ 3, cô phải lòng
một chàng sinh viên Đại
học Bách Khoa Đà Nẵng.
Quá say mê yêu đương,
sức học của N giảm hẳn.
Cái gì đến đã đến, N có
bầu đến tháng thứ 4 mới
biết. Chàng trai biết tin
như bừng tỉnh khỏi cơn
mê, anh ta hứa về quê xin
cha mẹ cho cưới nhưng
rồi không thấy quay lại...
Còn thầy Nguyễn Khắc
Sinh kể: Vào một đêm
trăng sáng vằng vặc lạ
thường, nửa đêm, khi các
phòng đã tắt đèn đi ngủ,
thì N mở cửa phòng đi ra.
Thấy N vẫn mặc quần áo
ngủ nên mọi người cũng
không để ý. Đến khi đợi
mãi không thấy N về, cả
phòng mới tá hỏa đi tìm.
N bần thần đi ra cây cầu
hoang cách trường gần
một cây số, nằm ở phía
Nam trường học. Nhiều
người đi chợ đêm thấy cô
đứng trên đó khóc ngặt
nghẽo, thống thiết gọi
mẹ, gọi cha, gọi tên người
yêu và oán rằng sẽ chết.
Mọi người càng can ngăn
N càng hung dữ. Trước
khi lao mình xuống dòng
nước, N la thảm thiết:
“Tôi chết cho thằng đó
phải chết. Những ai yêu
như tôi sẽ phải chết như
tôi, tại cây cầu này…”.
Sáng hôm sau, thành phố
bừng tỉnh sớm hơn so với
lệ thường để chuẩn bị cho
công tác vớt xác N và lo
hậu sự. Nhưng mất đến
hai ngày hai đêm lặn hụp,
người ta vẫn không vớt
được xác của N. Cho đến
khi phải đem rào gai buộc
mấy tạ đá chim xuống
đấy và lôi cả tấn rác lên
mới kéo được xác cô.
Người ta nói xác cô bị
chìm xuống lớp bùn rác
tới mấy chục cm. Đó có
thể chỉ là một chi tiết hư
cấu, khiến lời nguyền ma
trên cây cầu càng thêm
quái đản.
Cần một giải thích khoa
học
Để tìm lời giải thích khoa
học cho hiện tượng chết
người hàng loạt trên cây
cầu, chúng tôi đã tìm gặp
những người làm công
tác khoa học tại địa
phương. TS. Nguyễn Văn
Thanh, cán bộ khoa tâm
lý trường ĐHSP Đà Nẵng,
giải thích rằng: “Có thể
giải thích hiện tượng có
một số cô gái tự tử trên
cũng giống như cầu Tràng
Tiền ở Huế mà báo chí đã
đưa tin nhiều, do hiệu
ứng tâm lý, xu hướng
thường xảy ra ở lớp trẻ
cực đoan muốn tìm đến
cái chết là thường. Không
phải chuyện ma quái như
thiên hạ đồn thổi quá
đáng”.
GS.TS Trần Lâm Biền, nhà
nghiên cứu di sản văn
hóa, Cục Di sản văn hóa,
Bộ Văn hóa - Thể thao và
Du lịch, khẳng định: Đó
chỉ là do dân gian cuồng
tín không giải thích được
những cái vu vơ chưa
biết, con người tự tạo ra
“di ảnh” để vừa lòng
mình, trấn an mình mà
thôi. Chỉ cần có người có
trí tuệ, thẩm quyền đứng
ra lý giải là giải được “lời
nguyền”.
Hiện nay, tại Việt Nam có
một số điểm đen về tai
nạn giao thông như trên,
có công trình nghiên cứu
với giả thiết rằng giữa
những điểm đen đó có từ
trường do nhiều tính chất
phức tạp của địa chất tạo
nên. Ví như dưới đó có
mỏ quặng, hoặc hai long
mạch giao nhau... thì khi
nhiệt độ trái đất tác động
sẽ sinh ra điện trường
nên người tham gia giao
thông gây phân não, tác
động vào nơ-ron thần
kinh, làm mất khả năng
điều khiển, có thể tạo ảo
ảnh giả, không còn khả
năng chủ động... đó chính
là nguyên nhân gây tai
nạn.
Đến nay dưới lớp đất cầu
Đa Cô có hiện tượng trên
hay không thì chưa có
đoàn khoa học cấp Nhà
nước về khảo sát.
Những cảnh tượng đốt
hương, lập am miếu thờ
bừa bãi đi trái với quy
định 188/QĐ- UB- 2005
của UBND quận Liên Chiểu
về cấm lập am, miếu thờ,
cúng bái và tuyên truyền
mê tín dị đoan tai nạn nơi
công cộng. Chính quyền
địa phương phải giải
quyết quyết liệt hơn để
dẹp bỏ hiện tượng “cầu
ma” đang hoành hoành
bá đạo cuộc sống của
người dân nơi đây.
↑Home Hỗ trợ